TIỂU SỬ ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG HT. THÍCH HỘ GIÁC
Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo.
Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại.
Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN.
Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ.
Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN Tại Hoa Kỳ.
Viện chủ Chùa Pháp Quang, Chùa Nam Tông, Chùa Xá Lợi Phật Đài.
Viện chủ Chùa Pháp Luân, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, thế danh Ngô Bửu Đạt, sinh ngày 14-1-1928 tại Phnom Penh, Cambodia. Thân phụ Ngài là cụ ông Ngô Bảo Hộ (Tức cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Luật – Nguyên Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Thân mẫu là cụ bà Lưu Kim Phùng. Gia đình gồm hai chị em. Bào tỷ là cố tu nữ Diệu Đính (thế danh Lưu Kim Đính). Gia đình lập nghiệp tại tỉnh Praey-veng – tức Lò-veng.
Năm 1934, sau khi thân mẫu qua đời, thân phụ Ngài gởi bào tỷ là Bà Lưu Kim Đính cho người dì - cụ bà Ngô Thị Dần nuôi dưỡng và dẫn Ngài đến Chùa Prek-reng (Cần Ché) xuất gia tu học. Thân phụ Ngài xuất gia Pháp danh là Thiện Luật và Ngài xuất gia làm giới tử.
Năm 1940 Ngài được thọ giới Sa-di tại chùa Sri-Sagor, Pháp danh là Hộ Giác (Buddha Pāla).
Năm 1948 Ngài Thọ Tỳ Kheo cũng trong thời gian này Ngài đang theo học tại trường Cao Đẳng Phạn Ngữ Pali tại thủ đô Pnom Penh. sau đó Ngài tốt nghiệp cao đẳng Phạn ngữ – Pali với hạng ưu. Về sau, Ngài đi tham cứu thêm tại các quốc gia Phật Giáo: Miến Điện, Tích Lan.
Năm 1954, Ngài cùng phái đoàn Phật Giáo Cambodia tham dự Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ VI tại thủ đô Ngưỡng Quang, Miến Điện. Nhưng đặc biệt khi gặp phái đoàn Tăng-già Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, Ngài đã đến xin Ngài trưởng đoàn Phật Giáo Cambodia được về với phái đoàn Việt Nam. Nhờ thông thạo Phạn ngữ, Ngài được tuyển thỉnh là một trong 2.500 thành viên chính thức tham dự nghe tuyên đọc kết tập Tam Tạng.
Năm 1957, Ngài hồi hương trở về Việt Nam. Lúc bấy giờ Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập và Ngài được suy cử đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký đầu tiên của Giáo Hội.
Năm 1958, Ngài kiến tạo chùa Pháp Quang, và nơi đây trở thành ngôi trường Phật Học đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam, do Ngài làm Viện Trưởng. Ngôi học viện này đã đào tạo nhiều bậc Tăng tài Phật Giáo Nguyên Thủy . Như quí Hòa Thượng, Thượng Tọa: Hòa Thượng Kim Triệu, Hòa Thượng Bửu Phương, Hòa Thượng Tịnh Giác, Hòa Thượng Minh Giác, Hòa Thượng Thiện Nhân,...... đều xuất thân từ đây.
1963 Pháp nạn, Ngài cùng Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tham gia Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, đấu tranh bảo vệ Phật Giáo.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập. Ngài đã đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp… Bấy giờ, Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng được thành lập, Ngài được suy cử vai trò Phó Giám Đốc (Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo là Thượng Tọa Thích Tâm Giác).
1965, Ngài đã kiến tạo ngôi chùa Nam Tông với tâm nguyện thành lập Phân Viện Đại Học Phật Giáo Nam Tông thuộc Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Bên cạnh những Phật sự trên, Ngài cũng dành được thời gian biên soạn, trước tác và dịch nhiều tác phẩm, trong đó có những tác phẩm, soạn phẩm được nhắc đến là: Tình mẹ, Trúc Lâm dậy sóng, Tình đời ý đạo, Tình bạn, Thanh Văn sử, Cuộc đời và sự nghiệp Đại Đế A Dục Vương...v.v…
Năm 1981, Ngài rời Việt Nam.
Năm 1982, Ngài định cư tại Hoa Kỳ.
Năm 1983, Ngài cùng với 8 vị nguyên thành viên của Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại. Ngài đã được thỉnh cử vào cương vị Tổng Thư Ký Hội Đồng.
Năm 1985, Ngài thành lập Chùa Pháp Luân tại Houston, Texas Hoa Kỳ. Và khi Giáo Phật Giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam Hải Ngoại thành lập, Ngài cũng được Chư Tăng Thỉnh cử vào ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tại Hải Ngoại.
Năm 1992, Ngài cùng chư Tôn Đức và quý cư sĩ thành lập Uỷ Ban Vận Động và hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Sau đó, được Đại Lão Hòa Thượng Đệ IV Tăng Thống Thích Huyền Quang ủy nhiệm hình thành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Ngài là Chủ Tịch và kiêm là Chủ Tich Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN tại Hoa Kỳ.
Năm 2008, do sự thỉnh cầu của Hội Đồng Lưỡng Viện, đức Đệ IV Tăng Thống ban hành giáo chỉ suy cử Ngài lên tôn vị Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Năm 2010, Nhận thấy sức yếu kém, Ngài thu xếp lại những phật sự mà thay vào đó là tu dưỡng thân tâm, tịnh dưỡng trong tịnh thất tại Chùa Pháp Luân.
Năm 2012 Sức khoẻ của Ngài đã suy yếu dần. Và cuối cùng Hòa Thượng đã xã thân tứ đại vào lúc 6 giờ 20 phút, ngày 5 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhâm Thìn, Phật lịch 2556). 84 năm trụ thế, 64 năm hạ lạp.
Tỳ Kheo Trí Tịnh - Cẩn Bút
Most Venerable Thich Ho Giac devoted his life to religion and service. Born on 14 January 1928, secular name Ngo Buu Dat, Thich Ho Giac entered monastic life when he was five years old after his mother died and his father became a monk. Most Venerable Thich Thien Luat, his father, became a prominent figure of Vietnamese Buddhism. One of the first monks to introduce Theravada Buddhism to Vietnam, he was appointed Deputy Patriarch of the UBCV, a title that would later be granted to his son.
Most Venerable Thich Ho Giac was a brilliant student. He graduated with honors from the Institute of Advanced Sanskrit Studies in Phnom Penh and continued his studies in Burma and Sri Lanka. From 1954-56, he was chosen as one of 2,500 most learned monks to take part in the Sixth Buddhist Council in Rangoon, Burma, to review and record the official version of the Tipitaka, or teachings of Lord Buddha.
After studying abroad for many years, he returned to Vietnam to become the very first Secretary-general of the Theravada Buddhist Sangha and found the Phap Quang Buddhist Institute, one of the principal schools for the formation of Theravada Buddhist monks.
In 1963, he was imprisoned for playing an active role in the Buddhist struggle against religious discrimination under the Ngo Dinh Diem regime. In 1964, when the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) held its first congress, Thich Ho Giac was amongst the UBCV’s founder members, holding titles such as Head of the Commission on Social Affairs, Head of the Commission on Lay-Buddhists, Head of the Commission on Dissemination of the Faith.
In 1967, he was Buddhist Deputy Chaplain General in the army of the Republic of (South) Vietnam.
In 1981, after the Communist regime banned the UBCV and created the State-sponsored Vietnam Buddhist Sangha, Thich Ho Giac was obliged to flee Vietnam across the Cambodian border. He was granted asylum in the United States in 1982.
In 1983, along with eight other UBCV leaders in exile, he founded the Overseas Leadership Council of UBCV, of which he was Secretary-general. The following year, he was appointed President of the Executive Committee of the General Association of Buddhists in the USA.
In 1992, following an appeal launched by the UBCV’s Third Supreme Patriarch Thich Don Hau to unite Buddhists around the world in an international movement to support the repressed UBCV in Vietnam, Thich Ho Giac joined with other monks and lay-Buddhists to found the Vietnamese American Unified Buddhist Congress in the USA. Shortly afterwards, at the demand of the Fourth Supreme Patriarch Thich Huyen Quang, this became the foundation stone of the Overseas Office of the Unified Buddhist Church of Vietnam, with representatives all over the world. Most Venerable Thich Ho Giac was appointed President, a title he conserved until 2011, when he stepped down due to ill health.
In 1997, he was appointed Supreme Patriarch of the Overseas Theravada Buddhist Sangha.
In 2008, as a mark of great respect, the UBCV Bicameral Council of Institutes in Vietnam elevated Most Venerable Thich Ho Giac to the post of UBCV Deputy Patriarch. This was the first time an overseas UBCV official received such a high title in the UBCV leadership.
Most Venerable Thich Ho Giac was among the UBCV’s most respected leaders, a renowned and eloquent speaker, and a learned scholar, with 27 published books and five major works awaiting publication. He was a father figure and a mentor to many Buddhists, and will be remembered for his tolerance, kindness and spirit of reconciliation.